Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

Đàn tre, Tình Việt duyên Úc

AnPhong Maria Trần ngọc Tá - Tuờng thuật từ Canberra.

Nếu bảo rằng, Đông Tây xưa nay từng giáp mặt nhiều lần, tại nhiều nơi trên thế giới, thì điều đó hôm nay quả nhiên đã xảy đến ở thủ đô nước Úc, ngày đầu năm hôm nay. Đầu năm nay, dân Tây cũng như dân ta người Úc, đã giáp mặt hội ngộ tại xứ sở có cả triệu năm văn hiến, rất Canberra.

Nói đầu năm, là nói về lịch Tây lẫn lịch Ta. Tức, ngày 29 tháng Giêng 2009, dương lịch. Nói đầu xuân, là nói mồng 4 Tết Kỷ Sửu, rất âm lịch niên. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật: ngày đầu năm nay, đã xảy đến một biến cố ít thấy, tại thủ đô nước này. Đó, là sự xuất hiện hãn hữu của cây đàn tre rất khiêm hạ. Khiêm hạ, nhưng đàn tre vẫn chễm chệ ngay tại hành lang mang danh “nghệ thuật” có một không hai trong lịch sử nước Úc. Và, nghệ phẩm đàn tre, lại do chính nghệ nhân thuộc thế con cháu của nhị vị anh hùng Lê lai - Lê Lợi, nêu danh giống dòng hào kiệt nước Nam, anh Nguyễn Minh Tâm. Minh Tâm họ Nguyễn, nhưng lại xuất thân tại quê làng Bình Định, nơi có nhiều anh hùng, cùng thiên niên kỷ.

Ngày đầu năm hôm ấy, thành đô nước Úc lại hơn một lần náo nức đón chào ngày vui nghệ nhân. Ngày tư ngày tết nơi đây, tuy không có khói lam tuyền, cùng pháo Tết nổ ran. Nhưng, vẫn có những nụ cười rộn rã, khắp nơi nơi. Thủ đô Úc hôm nay, vui Tết đón chào đoàn khách du 19 người đến thưởng lãm từ vùng cực Bắc, thủ phủ Brisbane và từ đất miền lừng danh đông đảo những kiều bào, ở Sydney. Đoàn khách vội đến, cùng tham dự và chứng kiến nhận diện buổi đăng quang, tại hành lang nghệ thuật, thuộc viện bảo tàng quốc gia Úc, có cây đàn mang nặng tình Việt, duyên Tây.

Giờ “G” đến, khách du thưởng ngoạn đã được bầu đoàn “đại gia” Bảo tàng viện Úc thân hành chào đón, dẫn vào hành lang nghệ thuật vừa tân tạo, để phỏng vấn. Buổi phỏng vấn hôm ấy, đơn giản xảy ra tại chỗ, không huênh hoang hoành tráng, nhưng đã được phát hình rộn rã qua báo/đài ở thủ đô nước này. Và, trả lời phỏng vấn trong ngắn gọn, nghệ nhân Minh Tâm đã lột tả tâm tình trọn vẹn cùng cung cách của nhà sáng chế nghệ phẩm, có một không hai, trong rừng già nhạc cụ.

Lướt thoáng tầm nhìn qua báo đài/truyền thông ở đô thành êm ả, khách lãng du thuởng ngoạn đã nhận ra được những giòng chảy thân thương đầy khích lệ, vào cùng ngày. Như sau:

Canberra Times 29/01/2009-

Lịch sử Úc, ngược giòng đời về với tháng ngày trước khi người Châu Âu đặt chân đến định cư nơi đây, đã thấy có những người Úc thực hiện nhiều hành trình có đi và có đến. Đến, với đất nước tạm dung hôm nay. Đi và đến, từ các quốc gia đem về tạo hình định mẫu cho xã hội hoàn toàn mới mẻ.

Hành trình của di dân/lữ khách đầy dũng cảm, nay là trọng tâm của những điều mà chúng ta gọi là “Hành trình của nước Úc” được hành lang nghệ thuật thuộc Bảo tàng viện Quốc gia Úc hun đúc chọn nên khuôn mẫu, rất tân tạo. Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner, người lãnh trọng trách lọc chọn nhiều truyện kể và con số 750 vật dụng khác nhau, hầu để trưng diễn cho người người thưởng lãm, cả Đông lẫn Tây. Vào trước lúc phỏng vấn với anh Minh tâm, một trong hai nghệ nhân chính của buổi khai trương trưng diễn, cô có nói: “Hành lang Nghệ thuật hôm nay, hiện trưng bầy phương sách khả dĩ cho thấy Nước Úc thành hình như thế nào, từ các biến cố diễn ra trên toàn cầu. Và, quốc gia này tạo hình hài ra sao với biến cố toàn cầu ấy.”

Lồng trong các truyện kể về một hành trình của nuớc Úc vào độ ấy, là câu truyện của người tù thời chinh chiến, anh Minh Tâm, một nghệ nhân đến từ Việt Nam. Minh Tâm, là nghệ nhân duy nhất đã sáng chế ra nhạc cụ có một không hai, trên thế giới. Nhạc cụ trưng diễn hôm nay, đã giúp anh có những tháng ngày nhiều phấn đấu để sống còn lành lặn, ngay tại trại tập trung tù tội, nhiều năm trước. Nghệ nhân Minh Tâm, có lần cho biết: nhạc cụ do anh làm, có âm vang/âm hưởng nhào trộn giữa tiếng dương cầm, đàn mộc và đàn hạc (harp). Âm thanh nhạc cụ, nay trưng diễn cho công chúng thưởng ngoạn, tại Hành lang Nghệ thuật, mới tân tạo.

Nghệ nhân Minh Tâm, đã sáng chế ra “đàn tre” diệu kỳ, trong tháng ngày anh bị giam hãm tại trại tù tập trung thời hậu chiến, suốt sáu năm ròng, kể từ ngày anh bị binh đội Việt Cộng bắt làm tù binh. Minh Tâm, bị bắt trong thời gian lúc anh tham chiến, đứng về phía Quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Nhạc cụ do Minh Tâm sáng chế, có thể chơi được cả nhạc âm phương Tây, lẫn nhạc Việt. Đàn tre, nhạc cụ có một không hai ấy, đã bị nhóm cai tù chặn giữ, khi người sáng chế ra nó được cấp trên cho phép xuất trại, về với đời.

Sau ngày rời thoát quê nhà cùng với người con nhỏ, Minh Tâm lại đã có dịp sáng chế thêm cây đàn tre khác, ngay trong trại tị nạn. Lần này, anh đạt mộng ước, mang được cây “đàn tre” diệu kỳ ấy đến Úc, năm 1981. Đặt chân đến đất miền của tự do, Minh Tâm lại có dịp phát biểu: “Tôi cần đến cây đàn tre này, là bởi: ngoài nó ra, chẳng gì có thể giúp cho tâm trí tôi được thảnh thơi hết.” Vả lại, cũng chính để cho tâm trí mình được thảnh thơi, nên anh đã chấp nhận chơi đàn cho hơn 4,500 tù nhân, cùng một cảnh.

Nhạc cụ của Minh Tâm, nằm chung lẩn khuất với các vật dụng hiếm quý khác, đã đem lại cho chúng ta những giai thoại/truyện kể về hành trình của người Châu Âu, trên đường tìm kiếm/bán buôn trà và gia vị. Những truyện kể, về cơn sốt tìm vàng, cũng như giai thoại về tấm ván “đảo điên” của Rolf Harri, nhà mạo hiểm đường trường, hôm trước.

Tổng Trưởng Nghệ Thuật, ông Peter Garrett vừa chính thức khai mạc Hành Lang với tên gọi “Hành Trình của Nước Úc”, vào tối qua. Qua bài phát biểu ở buổi này, ông có nói: “Ngoài các điểm hay ho ở đây, thì điều đặc biệt đáng cho chúng ta lưu tâm hơn cả, tại điểm cuối Hành Lang này, là trường hợp tiêu biểu nhắm vào sự hiển hiện của một ngành nghệ thuật độc đáo đã thành đạt. Đó là thành tựu nghệ thuật của người bản địa Aboriginal, trên bình diện thế giới.”

Cuộc triển lãm trưng bày nghệ thuật, còn lưu lại với Bảo Tàng Viện, những bẩy năm.”

Ngoài ý kiến của vị Quản thủ Bảo Tàng Viện, còn có các mảng thông tin ngắn gọn, xuất hiện trên các nhật báo cũng như tập san thông tin/nghệ thuật ở thủ đô nước Úc, đã thu hút sự chú ý của người yêu chuộng nét đẹp diệu kỳ do nghệ nhân di dân đóng góp. Trong số đó, có đoạn tin nóng xuất từ Viện Bảo Tàng, như sau:

Canberra 29/1/2009-

Túi vải đựng cây trái và nhạc cụ bằng tre, là hai vật dụng hiếm quý hiện trưng bày tại Hành Lang tân tạo, thuộc Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc.

Tên gọi “Hành trình của Nước Úc”, nói lên chủ trương khai thác các hành trình của người dân từng đặt chân đến và rời khỏi Úc. Các vật dụng này, cũng đã diễn bày động tác mang tính xã hội, chính trị và kinh tế, khiến tạo ảnh hưởng lên Hành trình ấy.

Đàn tre 23 giây, là nhạc cụ làm bằng tre, do nghệ nhân nguyễn Minh Tâm sáng chế hồi ông còn lưu lại ở trại tị nạn Phi Luật Tân, được ông mang theo đến Úc. Minh Tâm rời thoát Việt Nam, lúc ấy vào năm 1981. Ông đặt trọn tâm tình của mình lên nhạc cụ do ông sáng chế suốt từ năm 1976, khi bị giam hãm như tù nhân chiến tranh, tại cái gọi là trại tập trung “cải tạo”, của Việt Cộng. 17 tháng, sau ngày tạm lưu tại trại tị nạn Phi Luật Tân, Minh Tâm và người con nhỏ cuối cùng cũng đã đặt chân đến Úc. Nhưng, hai cha con đã phải trông chờ mãi đến năm 1990, cuối cùng gia đình ông mới đuợc đoàn tụ cùng mẹ già, vợ và những người con còn sót lại ở quê nhà.”

Thêm vào những phát biểu ghi lại ở trên, cũng có trích đoạn khác xuất hiện trên báo/đài ABC, ở thủ đô Canberra, Úc như sau:

“Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner, trước đây có nói: Viện Bảo tàng này khi trước, đã có ý định triển khai hành lang nghệ thuật đã cũ, hầu có thể đề cập đến lịch xuyên suốt của toàn bộ nước Úc.

Ngày hôm nay, một hành lang nghệ thuật tân tạo có giá trị dài hạn, đã khai trương đón khách tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia, ở thủ đô. Hành lang này, có chủ trương trưng bày một số vật dụng có giá trị lâu dài. Trưòng tồn.

“Hành Trình của Nước Úc”, là triển lãm rất mới mẻ mang tính lâu dài/bền bỉ, được thiết kế dựng xây, khởi từ năm 2001, ngày ấy. Hành lang, bao gồm 750 vật dụng khác nhau có khả năng và tầm vóc chuyển tải những câu truyện khả dĩ nối kết nước Úc với các nền văn hoá khác, trên thế giới.

Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner còn cho biết: “Hành lang này, chứa đựng nhiều vật dụng rất đáng kể, trong đó còn thấy chiếc bàn cổ sót lại từ thời Đoàn Tầu Đầu Tiên khởi phát xuất dương, trực chỉ Úc Đại Lợi, nữ. Ở nơi đây, còn có cả những vật dụng tạo nhạc cụ “dang dở”, do các thuyền nhân tị nạn nguời Việt, tạo tác. Có thêm cả, máy thu hình độc đáo, do nhà thám hiểm kỳ cựu miền Cực Nam, là nhà làm phim tên Frank Hurley sử dụng, nữa.”

Cô Kirsten cũng phát biểu: “Chúng tôi dự tính triển khai một hành lang nghệ thuật có sức thu hút - lĩnh hội lịch sử xuyên suốt, của nước Úc.

“Nhiều vị khi nghĩ về nước Úc, không chỉ như một lục địa, cũng chẳng như một quốc gia độc đáo khác, nhưng lại nhìn về vai trò của đất nước trong mô hình toàn cầu, rộng lớn hơn.

“Theo tôi, Hành Lang Nghệ Tthuật này, đã sáng ra được một luận cứ cho thấy rằng: một phần nào của nước Úc, cũng đã có đặc điểm sáng ngời và sức mạnh, thời đương đại. Sức mạnh ấy, có sự thể là những tất cả đều của nước Úc. Của người Úc. Nhưng, nó cũng kéo mọi người về một suy tư, về nhận thức và kỹ năng cũng như các kinh nghiệm của những vị đến từ phương trời xa xăm, ở hải ngoại.”

Khung trời xa xăm ở hải ngoại, hay cảnh tình nội vi của người dân bản địa đi nữa, cũng

vẫn là những điểm son tạo tác khiến cho nền văn hoá trở nên đa dạng, lừng danh. Trong đóng góp kiến tạo nền văn hoá mới đầy tình tiết ấy, luôn thấy sự hiện diện của người Việt tự do, đến từ quê nhà. Dù cho đó, có là người Việt di tản/định cư hay người bản xứ gốc Việt đi nữa, đó vẫn là những đóng góp không nhỏ. Đóng góp, mà bạn và tôi, ta có thể gọi đó là “tình Việt duyên Úc. Tình và duyên, của một đất nước có cả triệu năm văn hiến, đầy hiến tặng. Hiến cho đời. Tặng cho người.

An Phong Maria Trần Ngọc Tá,

Tường trình từ thủ đô Canberra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét