Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Museum's use of images of Tam Minh Nguyen and the Dan Tre

From: Denis French <Denis.French@nma.gov.au>
To: Tam Minh Nguyen
Sent: Tuesday, 20 August 2013 4:13 PM
Subject: Museum's use of images of yourself and the Dan Tre
 
Hi Minh
 
The museum is seeking your consent to use an image of yourself and the Dan Tre taken in 1990 at Yarramundi in Canberra, and the recording of yourself playing the Dan Tre for inclusion in a piece the museum is doing about the Dan Tre with ABC Open which will also appear on the ABC website and the National Museum of Australia website. Jennifer Wilson from the museum will be talking about the collection. I can’t confirm exact dates at this stage but would be happy to advise this once they become known.
 
If you have any questions I would be happy to answer them for you. I look forward to your response
 
Regards
 
Denis FrenchManager, Copyright & Production Services
p 02 6208 5150

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Australia's duty to help refugees

Australia's duty to help refugees
AUSTRALIA should honour its obligations under the Refugee Convention to people seeking asylum in Australia, says Anton Nguyen of Billen Cliffs.
Vietnamese refugee Anton Nguyen with his family, Abby, Tjala, 4, Stella, 5, all of Larnook.

AUSTRALIA should honour its obligations under the Refugee Convention to people seeking asylum in Australia, says Anton Nguyen of Billen Cliffs.
He welcomed this week’s High Court ruling that the Federal Government’s asylum seeker swap deal with Malaysia was illegal.
The plan would also have included sending unaccompanied children to Malaysia.
Mr Nguyen was just nine years old when he set out to sea in a“tiny” fishing boat with his father, Minh Tam Nguyen, and 26 other people, bound for “anywhere but Vietnam”.
Many Australians could not comprehend what it was like to come from a country where there were no human rights or protections, he said.
“All people want is to be in a situation where they can make the best possible choices for their families.”
Mr Nguyen’s father had fought on the same side as Australia against the Viet Cong during the Vietnam War, after which he was imprisoned in a “re-education camp” for six years.
Upon his release he took his eldest child, Anton Nguyen, and fled.
At sea they drifted for 10 days and 10 nights.
With little food and water, and in stormy conditions, the boat nearly sank twice.
The captain became lost and eventually they drifted to Zambales, a small island off the Philippines mainland.
They spent the next 18 months in Palawan Island, a Philipino refugee camp housing as many as 10,000 other refugees.
Occupants of the camp were required to build their own shelters with material cut from the forest, the toilets were an open pit and to get what little drinking water was available, Mr Nguyen had to stand in line for up to eight hours each day.
“Fish left-overs were brought in for us to eat once a day,” Mr Nguyen said.
Mr Nguyen said he may not have survived the camp had he been unaccompanied.
“There are people in these camps from war-torn countries. There is daily and constant violence,” he said.
“I wouldn’t have known how to look after myself. Children are vulnerable and they need to be looked after.
"It is not acceptable on one hand to say through the Refugee Convention that we will look after people, and then on the other to out-source obligations just because it does not suit the current political agenda.”
You can learn more about Mr Nguyen’s father’s story by visiting the national archive website: http://www.nma.gov.au/audio/detail/the-dan-tre-a-musical-migration-story.





Nước Úc có trách nhiệm phải giúp dân tị nạn 


Antôn Nguyễn Minh Tuấn, một cư dân sống tại Billen Cliffs có nói với chúng tôi rằng: “Nước Úc nên coi trọng Qui Ước Người Tị Nạn để giúp những ai đang tìm cách đến Úc lánh nạn.”


Antôn Nguyễn cũng hân hoan chào đón phán quyết của Tối Cao Pháp VIện Úc tuần rồi quyết định là việc Chính quyền Liên bang Úc tìm cách thương thuyết đổi chác người tị nạn với Mã Lai là một việc mang tính cách bất hợp pháp.


Ông Nguyễn Minh Tuấn, ngay từ độ tuổi lên 9, đã cùng với thân phụ mình là ông Nguyễn Minh Tâm, một sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hoà và 26 thuyền nhân khác đã lên một chiếc thuyền “nhỏ bé” ra đi trực chỉ “bất cứ nước nào” không phải là Việt Nam.


Ông Nguyễn cũng nói: “Nhiều người Úc lúc ấy chẳng thể nào hiểu được chuyện di dân tị nạn có thể đến Úc từ một xứ sở không có được chút nhân quyền tối thiểu nào hoặc chẳng một ai bảo vệ được cho mình hết.”


“Mọi người đều ao ước sống cuộc đời trong đó họ có thể chọn lựa những gì kh3 dĩ thực hiện được cho ghia đình họ.”





Thân phụ ông Nguyễn Minh Tuấn từng kề vai sát cánh với quân đội Úc đã chiến đấu dũng cảm chống lại Việt Cộng trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam, để rồi sau đó ông bị những người này bắt giam suốt 6 năm trời ròng rã tại các nhà tù mà họ gọi là “trại học tập cải tạo”.


Kịp đến khi được trao trả tự do, ông đã đem người con trai trưởng của mình là Antôn Nguyễn xuống thuyền mà chạy trốn. 


Hai cha con từng trải kinh nghiệm lênh đênh ngoài biển cả những 10 ngày 10 đêm, rất khốn khổ.


Với một chút thực phẩm và một ít nước để uống, chiếc thuyền nan ọp ẹp phải chịu đựng biết bao cơn phong ba bão táp đến suýt đắm, những hai lần. Người lái thuyền lúc ấy bị lạc hướng nên cuối cùng con thuyền trôi dạt vào bờ hòn đảo nhỏ là Zambales thuộc miền cận duyên nuớc Phi Luật Tân. 


Sau đó, cả đoàn người vượt biển đành phải tá túc chịu trận suốt 18 tháng trời ở Palawan, một hải đảo cũng không lớn, nơi nương tựa cho số người đông đến 10 ngàn tị nạn.        


Những người sống ở trậi tạm cư khi ấy buộc phải dùng các vật liệu lượm lặt từ rừng sâu trên đảo hầu biến chúng thành những lán trại mà sống qua ngày đoạn tháng. Vấn đề vệ sinh cá nhân ở đây thật bức bách. Nhà chỉ là những hố xí lộ thiên, bẩn thỉu. Cuộc sống người tị nạn đa đoan đến độ muốn có nước uống để sống còn, cha con ông Nguyễn phải xếp hàng chầu chực mỗi ngày gần 10 tiếng.


Antôn Minh Tuấn còn thổ lộ: “Mỗi ngày, chúng tôi chỉ được ăn có một lần, toàn những cá mắm còn sót từ những ngày trước, cho đỡ đói.” 


Tôi nghĩ, mình sẽ chẳng tài nào sống sót được ở trại, nếu không có người cùng đi. Tại các trại tiếp cư như thế, vẫn có nhiều người đến từ các nước bị chiến tranh tàn phá. Mỗi ngày đều có nhiều vụ bạo động xảy đến rất liên hồi. Bản thân tôi lúc ấy, cũng chẳng biết cách tự lo cho chính mình. Bởi lẽ, mọi trẻ ở trong trại đều là những đứa trẻ dễ bị tổn thương. Chúng cần được chăm sóc nhiều hơn nữa. Không thể chấp nhận được: một đằng thì nói rằng, qua Qui Ước Người Tị Nạn, họ sẽ chăm sóc cho mọi người, đằng khác lại bác bỏ mọi ràng buộc do Qui Ước mang đến, chỉ vì Qui Ước nay không còn phù hợp với nghị trình chính trị hiện tại.


Quí độc giả có thể tìm hiểu thêm chuyện đời tị nạn của thân phụ của Antôn Nguyễn bằng cách ghé trang văn khố quốc gia ở: http://www.nma.gov.au/audio/detail/the-dan-0tre-a-musical-migration-story   


Mai Tá dịch từ bài báo có tựa đề “Australia’s duty to help refugees”


đăng trên Northern Star


Xin mời vào http://www. Northern Star.com.au/story/2001/09/03/australia-duty-to-care-for-refygees/9/5/2011  

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

ABC - Australian Journey

A Vietnamese bamboo musical instrument which was made in a refugee camp in the Philippines in the early 1980s. Its “ancestor” was a dàn tre made in a prisoner of war camp in the central highlands of Vietnam by a man named Minh Tam Nguyen. Minh used the materials that were available to him to make a unique, new-sounding instrument. He was here in Australia with his son, and to connect him with his homeland and to help him ease the pain of separation from his family, he made the instrument.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

Đàn tre, Tình Việt duyên Úc

AnPhong Maria Trần ngọc Tá - Tuờng thuật từ Canberra.

Nếu bảo rằng, Đông Tây xưa nay từng giáp mặt nhiều lần, tại nhiều nơi trên thế giới, thì điều đó hôm nay quả nhiên đã xảy đến ở thủ đô nước Úc, ngày đầu năm hôm nay. Đầu năm nay, dân Tây cũng như dân ta người Úc, đã giáp mặt hội ngộ tại xứ sở có cả triệu năm văn hiến, rất Canberra.

Nói đầu năm, là nói về lịch Tây lẫn lịch Ta. Tức, ngày 29 tháng Giêng 2009, dương lịch. Nói đầu xuân, là nói mồng 4 Tết Kỷ Sửu, rất âm lịch niên. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật: ngày đầu năm nay, đã xảy đến một biến cố ít thấy, tại thủ đô nước này. Đó, là sự xuất hiện hãn hữu của cây đàn tre rất khiêm hạ. Khiêm hạ, nhưng đàn tre vẫn chễm chệ ngay tại hành lang mang danh “nghệ thuật” có một không hai trong lịch sử nước Úc. Và, nghệ phẩm đàn tre, lại do chính nghệ nhân thuộc thế con cháu của nhị vị anh hùng Lê lai - Lê Lợi, nêu danh giống dòng hào kiệt nước Nam, anh Nguyễn Minh Tâm. Minh Tâm họ Nguyễn, nhưng lại xuất thân tại quê làng Bình Định, nơi có nhiều anh hùng, cùng thiên niên kỷ.

Ngày đầu năm hôm ấy, thành đô nước Úc lại hơn một lần náo nức đón chào ngày vui nghệ nhân. Ngày tư ngày tết nơi đây, tuy không có khói lam tuyền, cùng pháo Tết nổ ran. Nhưng, vẫn có những nụ cười rộn rã, khắp nơi nơi. Thủ đô Úc hôm nay, vui Tết đón chào đoàn khách du 19 người đến thưởng lãm từ vùng cực Bắc, thủ phủ Brisbane và từ đất miền lừng danh đông đảo những kiều bào, ở Sydney. Đoàn khách vội đến, cùng tham dự và chứng kiến nhận diện buổi đăng quang, tại hành lang nghệ thuật, thuộc viện bảo tàng quốc gia Úc, có cây đàn mang nặng tình Việt, duyên Tây.

Giờ “G” đến, khách du thưởng ngoạn đã được bầu đoàn “đại gia” Bảo tàng viện Úc thân hành chào đón, dẫn vào hành lang nghệ thuật vừa tân tạo, để phỏng vấn. Buổi phỏng vấn hôm ấy, đơn giản xảy ra tại chỗ, không huênh hoang hoành tráng, nhưng đã được phát hình rộn rã qua báo/đài ở thủ đô nước này. Và, trả lời phỏng vấn trong ngắn gọn, nghệ nhân Minh Tâm đã lột tả tâm tình trọn vẹn cùng cung cách của nhà sáng chế nghệ phẩm, có một không hai, trong rừng già nhạc cụ.

Lướt thoáng tầm nhìn qua báo đài/truyền thông ở đô thành êm ả, khách lãng du thuởng ngoạn đã nhận ra được những giòng chảy thân thương đầy khích lệ, vào cùng ngày. Như sau:

Canberra Times 29/01/2009-

Lịch sử Úc, ngược giòng đời về với tháng ngày trước khi người Châu Âu đặt chân đến định cư nơi đây, đã thấy có những người Úc thực hiện nhiều hành trình có đi và có đến. Đến, với đất nước tạm dung hôm nay. Đi và đến, từ các quốc gia đem về tạo hình định mẫu cho xã hội hoàn toàn mới mẻ.

Hành trình của di dân/lữ khách đầy dũng cảm, nay là trọng tâm của những điều mà chúng ta gọi là “Hành trình của nước Úc” được hành lang nghệ thuật thuộc Bảo tàng viện Quốc gia Úc hun đúc chọn nên khuôn mẫu, rất tân tạo. Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner, người lãnh trọng trách lọc chọn nhiều truyện kể và con số 750 vật dụng khác nhau, hầu để trưng diễn cho người người thưởng lãm, cả Đông lẫn Tây. Vào trước lúc phỏng vấn với anh Minh tâm, một trong hai nghệ nhân chính của buổi khai trương trưng diễn, cô có nói: “Hành lang Nghệ thuật hôm nay, hiện trưng bầy phương sách khả dĩ cho thấy Nước Úc thành hình như thế nào, từ các biến cố diễn ra trên toàn cầu. Và, quốc gia này tạo hình hài ra sao với biến cố toàn cầu ấy.”

Lồng trong các truyện kể về một hành trình của nuớc Úc vào độ ấy, là câu truyện của người tù thời chinh chiến, anh Minh Tâm, một nghệ nhân đến từ Việt Nam. Minh Tâm, là nghệ nhân duy nhất đã sáng chế ra nhạc cụ có một không hai, trên thế giới. Nhạc cụ trưng diễn hôm nay, đã giúp anh có những tháng ngày nhiều phấn đấu để sống còn lành lặn, ngay tại trại tập trung tù tội, nhiều năm trước. Nghệ nhân Minh Tâm, có lần cho biết: nhạc cụ do anh làm, có âm vang/âm hưởng nhào trộn giữa tiếng dương cầm, đàn mộc và đàn hạc (harp). Âm thanh nhạc cụ, nay trưng diễn cho công chúng thưởng ngoạn, tại Hành lang Nghệ thuật, mới tân tạo.

Nghệ nhân Minh Tâm, đã sáng chế ra “đàn tre” diệu kỳ, trong tháng ngày anh bị giam hãm tại trại tù tập trung thời hậu chiến, suốt sáu năm ròng, kể từ ngày anh bị binh đội Việt Cộng bắt làm tù binh. Minh Tâm, bị bắt trong thời gian lúc anh tham chiến, đứng về phía Quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Nhạc cụ do Minh Tâm sáng chế, có thể chơi được cả nhạc âm phương Tây, lẫn nhạc Việt. Đàn tre, nhạc cụ có một không hai ấy, đã bị nhóm cai tù chặn giữ, khi người sáng chế ra nó được cấp trên cho phép xuất trại, về với đời.

Sau ngày rời thoát quê nhà cùng với người con nhỏ, Minh Tâm lại đã có dịp sáng chế thêm cây đàn tre khác, ngay trong trại tị nạn. Lần này, anh đạt mộng ước, mang được cây “đàn tre” diệu kỳ ấy đến Úc, năm 1981. Đặt chân đến đất miền của tự do, Minh Tâm lại có dịp phát biểu: “Tôi cần đến cây đàn tre này, là bởi: ngoài nó ra, chẳng gì có thể giúp cho tâm trí tôi được thảnh thơi hết.” Vả lại, cũng chính để cho tâm trí mình được thảnh thơi, nên anh đã chấp nhận chơi đàn cho hơn 4,500 tù nhân, cùng một cảnh.

Nhạc cụ của Minh Tâm, nằm chung lẩn khuất với các vật dụng hiếm quý khác, đã đem lại cho chúng ta những giai thoại/truyện kể về hành trình của người Châu Âu, trên đường tìm kiếm/bán buôn trà và gia vị. Những truyện kể, về cơn sốt tìm vàng, cũng như giai thoại về tấm ván “đảo điên” của Rolf Harri, nhà mạo hiểm đường trường, hôm trước.

Tổng Trưởng Nghệ Thuật, ông Peter Garrett vừa chính thức khai mạc Hành Lang với tên gọi “Hành Trình của Nước Úc”, vào tối qua. Qua bài phát biểu ở buổi này, ông có nói: “Ngoài các điểm hay ho ở đây, thì điều đặc biệt đáng cho chúng ta lưu tâm hơn cả, tại điểm cuối Hành Lang này, là trường hợp tiêu biểu nhắm vào sự hiển hiện của một ngành nghệ thuật độc đáo đã thành đạt. Đó là thành tựu nghệ thuật của người bản địa Aboriginal, trên bình diện thế giới.”

Cuộc triển lãm trưng bày nghệ thuật, còn lưu lại với Bảo Tàng Viện, những bẩy năm.”

Ngoài ý kiến của vị Quản thủ Bảo Tàng Viện, còn có các mảng thông tin ngắn gọn, xuất hiện trên các nhật báo cũng như tập san thông tin/nghệ thuật ở thủ đô nước Úc, đã thu hút sự chú ý của người yêu chuộng nét đẹp diệu kỳ do nghệ nhân di dân đóng góp. Trong số đó, có đoạn tin nóng xuất từ Viện Bảo Tàng, như sau:

Canberra 29/1/2009-

Túi vải đựng cây trái và nhạc cụ bằng tre, là hai vật dụng hiếm quý hiện trưng bày tại Hành Lang tân tạo, thuộc Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc.

Tên gọi “Hành trình của Nước Úc”, nói lên chủ trương khai thác các hành trình của người dân từng đặt chân đến và rời khỏi Úc. Các vật dụng này, cũng đã diễn bày động tác mang tính xã hội, chính trị và kinh tế, khiến tạo ảnh hưởng lên Hành trình ấy.

Đàn tre 23 giây, là nhạc cụ làm bằng tre, do nghệ nhân nguyễn Minh Tâm sáng chế hồi ông còn lưu lại ở trại tị nạn Phi Luật Tân, được ông mang theo đến Úc. Minh Tâm rời thoát Việt Nam, lúc ấy vào năm 1981. Ông đặt trọn tâm tình của mình lên nhạc cụ do ông sáng chế suốt từ năm 1976, khi bị giam hãm như tù nhân chiến tranh, tại cái gọi là trại tập trung “cải tạo”, của Việt Cộng. 17 tháng, sau ngày tạm lưu tại trại tị nạn Phi Luật Tân, Minh Tâm và người con nhỏ cuối cùng cũng đã đặt chân đến Úc. Nhưng, hai cha con đã phải trông chờ mãi đến năm 1990, cuối cùng gia đình ông mới đuợc đoàn tụ cùng mẹ già, vợ và những người con còn sót lại ở quê nhà.”

Thêm vào những phát biểu ghi lại ở trên, cũng có trích đoạn khác xuất hiện trên báo/đài ABC, ở thủ đô Canberra, Úc như sau:

“Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner, trước đây có nói: Viện Bảo tàng này khi trước, đã có ý định triển khai hành lang nghệ thuật đã cũ, hầu có thể đề cập đến lịch xuyên suốt của toàn bộ nước Úc.

Ngày hôm nay, một hành lang nghệ thuật tân tạo có giá trị dài hạn, đã khai trương đón khách tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia, ở thủ đô. Hành lang này, có chủ trương trưng bày một số vật dụng có giá trị lâu dài. Trưòng tồn.

“Hành Trình của Nước Úc”, là triển lãm rất mới mẻ mang tính lâu dài/bền bỉ, được thiết kế dựng xây, khởi từ năm 2001, ngày ấy. Hành lang, bao gồm 750 vật dụng khác nhau có khả năng và tầm vóc chuyển tải những câu truyện khả dĩ nối kết nước Úc với các nền văn hoá khác, trên thế giới.

Quản thủ Bảo tàng viện, cô Kirsten Wehner còn cho biết: “Hành lang này, chứa đựng nhiều vật dụng rất đáng kể, trong đó còn thấy chiếc bàn cổ sót lại từ thời Đoàn Tầu Đầu Tiên khởi phát xuất dương, trực chỉ Úc Đại Lợi, nữ. Ở nơi đây, còn có cả những vật dụng tạo nhạc cụ “dang dở”, do các thuyền nhân tị nạn nguời Việt, tạo tác. Có thêm cả, máy thu hình độc đáo, do nhà thám hiểm kỳ cựu miền Cực Nam, là nhà làm phim tên Frank Hurley sử dụng, nữa.”

Cô Kirsten cũng phát biểu: “Chúng tôi dự tính triển khai một hành lang nghệ thuật có sức thu hút - lĩnh hội lịch sử xuyên suốt, của nước Úc.

“Nhiều vị khi nghĩ về nước Úc, không chỉ như một lục địa, cũng chẳng như một quốc gia độc đáo khác, nhưng lại nhìn về vai trò của đất nước trong mô hình toàn cầu, rộng lớn hơn.

“Theo tôi, Hành Lang Nghệ Tthuật này, đã sáng ra được một luận cứ cho thấy rằng: một phần nào của nước Úc, cũng đã có đặc điểm sáng ngời và sức mạnh, thời đương đại. Sức mạnh ấy, có sự thể là những tất cả đều của nước Úc. Của người Úc. Nhưng, nó cũng kéo mọi người về một suy tư, về nhận thức và kỹ năng cũng như các kinh nghiệm của những vị đến từ phương trời xa xăm, ở hải ngoại.”

Khung trời xa xăm ở hải ngoại, hay cảnh tình nội vi của người dân bản địa đi nữa, cũng

vẫn là những điểm son tạo tác khiến cho nền văn hoá trở nên đa dạng, lừng danh. Trong đóng góp kiến tạo nền văn hoá mới đầy tình tiết ấy, luôn thấy sự hiện diện của người Việt tự do, đến từ quê nhà. Dù cho đó, có là người Việt di tản/định cư hay người bản xứ gốc Việt đi nữa, đó vẫn là những đóng góp không nhỏ. Đóng góp, mà bạn và tôi, ta có thể gọi đó là “tình Việt duyên Úc. Tình và duyên, của một đất nước có cả triệu năm văn hiến, đầy hiến tặng. Hiến cho đời. Tặng cho người.

An Phong Maria Trần Ngọc Tá,

Tường trình từ thủ đô Canberra.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2009

Canberra ABC TV 29-1-2009

SBS Radio Vietnamese Interview Nguyen Minh Tam


http://media.sbs.com.au/audio/vietnamese-090213-850.mp3


Video: National Museum opens first new gallery (ABC News)


Australian Journeys


Photos Album 1

Photos Album 2


Canberra Times: Journeys that shaped Australia


http://www.canberratimes.com.au/news/local/news/general/journeys-that-shaped-australia/1420430.aspx


Australia's history, dating back to before European settlement, contains many journeys to and from the country that have shaped society.

The courageous trips of many migrants and travellers are the focus of the National Museum's newest permanent gallery, Australian Journeys. Curator Kirsten Wehner helped select the stories and the 750 objects on display.

''The gallery shows the way in which Australia has been shaped by global events and has shaped global events,'' she said.

One story is of a Vietnamese prisoner of war who invented a unique musical instrument to keep him sane in the camp. Minh Tam Nguyen's instrument, which he said sounded like a cross between a piano, xylophone and harp, is on display in the museum's new gallery.

He made the dan tre while in a prisoner of war camp for six years after he was captured by the Vietcong while fighting for the South Vietnamese Army. The instrument, which plays Western and Vietnamese music, was left behind when Mr Nguyen was released.

After he fled Vietnam with his son, he made another dan tre at a refugee camp and brought it to Australia in 1981. ''I needed it [the instrument] because there was nothing else to free our minds,'' Mr Nguyen said. He played for the 4500 other prisoners.

The object is among many others that tell stories like voyages from Europeans looking for tea and spices, and tales of gold rushes and Rolf Harris's wobble board.

Arts Minister Peter Garrett officially opened the Australian Journeys gallery last night. ''Of particular interest is the incredible case at the end of the gallery which focuses on the successful emergence of Aboriginal Australian art on to the world stage,'' he said.

The exhibition will remain in the museum for about seven years.


Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Tim Nguoi - Jennifer Wilson 15-12-2006

[ 06:57 15 12 2006 ] Jennifer Wilson

I am hoping to contact Minh Tam Nguyen, formally of MinhTam's Immigration Services (Lakemba, NSW) with reference to a donation he made to the National Museum of Australia in 1991.

Nguyen worked as an immigration consultant for a number of years in Brisbane and Lakemba. In 1991 he donated a musical instrument to the National Museum, which he played at a number of events around Australia. He was featured on Channel 7 in 1984 with the dan tre. A refugee, Nguyen made the bamboo musical instrument on his way to Australia, arriving in December 1982.

Unfortunately the National Museum has lost contact with Nguyen. I would like to ask Nguyen or one of his family members some questions about the instrument and his journey to Australia. Could you suggest a contact who may know Nguyen's current location and a way of contacting him? My details are included below.

Yours sincerely,

Jennifer Wilson
Curator
National Museum of Australia
Gallery Development
GPO Box 1901
Canberra ACT 2601
Phone: (02) 6208 5418
Fax: (02) 6208 5148



http://www.ausviet.net/timnguoi.asp

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Tài năng quý hiếm -Trần Ngọc Tá



Tài năng quý hiếm:

Cây “Đàn Tre” diệu kỳ

An Phong Maria Trần Ngọc Tá.

Có những “phát giác kinh khủng”, mà phải sống bươn chải, chung đụng qua năm tháng, mình mới thấy. Điều mà thành viên An Phong nay đã thấy, là: trong gia đình An Phong mình, có nhiều nhân tài từng xuất hiện, mà ta không nhận ra đó thôi. Trong địa hạt âm nhac, mỗi thế hệ An Phong Việt tộc mình, vẫn đếm đủ nhiều tên tuổi như JB Nguyễn văn Thính, Hoàng Diệp, rồi Thành Tâm, Sĩ Tín, Hoàng Đức, Tiến Lộc, Quang Uy, Khởi Phụng...

Tại đất miền “cùng tận của trái đất, ở phía Nam”, bọn chúng tôi cũng vừa khám phá ra một nhân tài không nhỏ, trong địa hạt này. Anh không diễn lộ tài năng sáng tác nhạc Đạo hoặc đời, nhưng đã bật mí để lộ năng khiếu sáng-chế dụng cụ âm nhạc, cho nhiều người. Tên anh là Nguyễn Minh Tâm. Và, nhạc cụ anh sáng chế là cây “Đàn Tre”, xuất hiện từ thập niên ’70, trong trại tù “cải tạo”. Ở miền Ttrung quê nhà. Qua tới nước ngoài, anh lại tạo ra một phó bản, được Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc, ở Canberra, gìn giữ nó như một báu vật hiếm quý, do người làm.

Được biết, Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc có cuộc triển lãm, ở thủ đô Canberra cho dân chúng thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật do anh Nguyễn Minh Tâm sáng chế, vào thượng tuần tháng Giêng năm 2009. Đặc phái viên trang nhà “Gia Đình An Phong” ở Úc, đã thực hiện một nghiên cứu tham khảo, ngang qua các niên biểu thời sự ở Úc, tóm lược để giới thiệu với bạn bè/người thân trong gia đình An Phong. Xin mời bạn đọc bỏ ra vài ba giây phút, để thưởng lãm.

Trước tiên, một bắt gặp. Bắt gặp, được phát hiện từ tờ Bản Tin Nghị Luận, nội san chuyên đề về Di Trú và Cộng Đồng Sự Vụ ấn hành tại Tiểu Bang Queesland, vào tháng Giêng năm 1984, trong có đoạn tóm viết về nghệ nhân Nguyễn Minh Tâm, như sau:

“Hôm nay, ngày 10 tháng Giêng năm 1984, một ngày đánh dấu bằng sự kiện lần đầu tiên xuất hiện khuôn mặt có tầm vóc quốc tế, về nghệ thuật sắc tộc: đó là nghệ nhân Nguyễn Minh Tâm, một di dân đến từ Việt Nam, có tuổi đời hằn in dấu vết của cái –gọi-là 6 năm học tập tại trại tập trung cải tạo, A30 tỉnh Phú Khánh.

Anh Nguyễn Minh Tâm, một cư dân sống ở thủ phủ West End, Brisbane đã xuất hiện trên đài truyền hình số 7, trong chương trình “Tiểu Bang Sự Vụ” của đài. Trong buổi phát sóng trên đài số 7 hôm ấy, anh Minh Tâm đã chơi “Đàn Tre” 23 giây do anh từng sáng chế trong thời kỳ còn ở trại tù “cải tạo” tại quê nhà, vì lý do bất đồng chính kiến. Ý thức hệ.

Sự khéo tay, nhuần nhuyễn nghệ thuật đa dạng của nhà thiết kế nhạc cụ sắc tộc Nguyễn Minh Tâm, đã làm triển nở bản sắc văn hoá đa nguyên của Úc, cũng như gia tăng nhu cầu gìn giữ bản sắc và hình thức nghệ thuật trong ngành thủ công sắc tộc. Cả hai, đã đặt chân đến Úc từ khắp nơi, trên thế giới.

Các tiết mục trình diễn bằng nhạc cụ mới lạ của anh Nguyễn Minh Tâm đã dàn trải trên nhiều lĩnh vực âm nhạc, từ nhạc cổ điển cho tới dân nhạc thánh thót, dịu dàng và du dương của bản sắc văn hoá, rất Việt tộc.

Tổng Nha Phục Vụ Di Dân và Hội Đồng Sắc tộc Tiểu Bang Queensland đứng ra tổ chức phong trào giới thiệu các nền Văn hoá Sắc tộc khác nhau trong năm 1984, là để cổ vũ một hình thức nghệ thuật đa dạng mang tính khác biệt và hiếm quý, ở nơi đây.” (x. News and Views-Migration and Community Affairs, January 1984, Vol. 2, No 1).

Ở một nơi khác, trên tờ rời quảng cáo, một ấn phẩm của Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật ở Úc, cũng thấy những giòng giới thiệu sản phẩm “Đàn Tre” do anh Nguyễn Minh Tâm, biếu tặng:

“Nhạc cụ này, do nhà sản-xuất nhạc-khí đồng thời là cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Nguyễn Minh Tâm sáng chế lấy từ các mảnh vụn kim loại và phương tiện tự tạo, góp nhặt tại trại tị nạn ở Phi-Luật Tân.

Nhạc cụ tân tạo, sử dụng phương tiện cơ bản, lấy từ sản phẩm do anh làm ra từ hồi còn ở trong trại tù “cải tạo”, tại Việt nam. Cây đàn nhiều giây, mà anh đặt cho nó cái tên rất nhẹ nhàng “Đàn Tre”, đã giúp anh đạt được mộng ước linh thiêng qua âm nhạc. Và từ đó tới nay, anh vẫn dùng nó để chơi các bản nhạc mang sắc thái dân tộc.

Anh Nguyễn Minh Tâm đã bỏ sản phẩm gốc của anh ở lại trại tù, khi được phóng thích. Và, anh lại chế ra một cây đàn khác trong thời gian còn ở trại tị nạn, để làm dịu bớt nhu cầu tâm linh, bằng phương tiện âm nhạc. Anh Nguyễn Minh Tâm đã mang cây đàn do anh sáng tác từ trại trong hành trình đến Úc, vào năm 1982. Anh chỉ thay đổi có một chi tiết nhỏ, là: thay vì trước kia, thùng cộng hưởng được làm bằng loại thùng thiếc 20 lít, quá lớn so với ống tre và kệch cỡm, anh đã dùng thùng dầu Olive 4 lít để làm thùng cộng hưởng và để nâng đỡ nhạc cụ này” (x. tờ rời chỉ dẫn The National Museum of Australia – The Vietnamese Refugee Experience).

Lúc mới đặt chân lên Tiểu Bang Queensland, anh Nguyễn Minh Tâm đã sinh hoạt một thời gian khá dài với cộng đồng người Việt ở đây. Trong sinh hoạt cộng đồng, anh đã đem cây đàn “bửu bối” của mình, để mượn nó trải rộng tâm tình đầy những xúc cảm mà anh gói ghém từ lâu, nay chuyển đạt đến người nghe, trong cộng đồng mình. Một trong những người đồng hương thời ấy, là Nguyễn Ang Ca, một phóng viên kỳ cựu và uy tín của Việt Nam trước 1975, đã từ Bruxelles bay sang thăm anh tại Brisbane và đã có những giòng chảy kỷ niệm như sau:

“Là nhà giáo, cựu sĩ quan Quân Đội Việt nam Cộng Hoà, từng bị đoạ đày trong lao tù Cộng sản –cùng bạn tù với Lý Tống- anh Nguyễn Minh Tâm còn là một nghệ sĩ.

Đây là một con người, một khuôn mặt, một nhân cách thật xứng đáng, thật đáng hãnh diện cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Úc.

Ở đêm văn nghệ do Tổng đoàn Văn Nghệ sĩ Tự Do Úc Châu tổ chức, anh nguyễn Minh Tâm đã lên sân khấu điểu khiển một ban hợp ca, với nhân dáng của một nhạc trưởng một đại ban hoà tấu có tầm vóc quốc tế.

Anh Nguyễn Minh Tâm còn là người sáng tạo được chiếc “đàn tre”. Đặc điểm của chiếc đàn tre của tù nhân cải tạo Nguyễn Minh Tâm được sáng tạo ngay trong trại tù Cộng sản và “nhạc sĩ” Nguyễn Minh Tâm đã qua mặt được cả bọn quản giáo, Công An Cộng Sản Bắc Việt bằng cách đã ký thác vào chiếc đàn tre đó cả tấm lòng, tâm sự u uẩn của kiếp lao tù, hàng ngày chịu đựng, chứng kiến bao nỗi bất công và chua xót…

Anh Nguyễn Minh Tâm cho biết anh đã sáng chế ra chiếc đàn khoảng đầu năm 1976, khi anh đang bị Cộng sản nhốt trong trại tù cưỡng bách lao động, hạ nhục nhân phẩm ở Thanh Bình, Thạnh An ở Pleiku. Đây là vùng cao nguyên khí hậu thật xấu, luôn có mây mù, mưa phùn và tiết trời rất lạnh lẽo.

Cùng một bạn tù, cũng rất giỏi về âm nhạc, là anh Nguyễn Hữu Đức,anh Nguyễn Minh Tâm sẵn dịp mỗi ngày có nhiệm vụ “đẵn tre đốn gỗ trên ngàn”, đã nghiên cứu sáng tạo chiếc đàn tre. Anh nói:

-Anh chỉ nhìn thấy chiếc đàn tre thật thô sơ này, với cái… hộp thiếc đựng bánh (loại biscuit) vứt thùng rác ở đâu cũng có, nhưng muốn thành hình như vậy, và có được âm thanh như ý, chúng tôi phải mất đến… 6 năm. Sáu năm, với bao kỷ niệm. Bởi, sáu năm phải … nằm trong lao tù, chịu đựng bao gay go thử thách, bụng lúc nào cũng đói, không có áo ngự hàn, có khi run lên, đánh bò cạp như đang làm cứ bị rét, bị nhiều chứng bịnh ngoài da, kiết lỵ, tiêu chảy…

Nói đến đây, Anh Tâm thở dài như nhớ lại những kỷ niệm lao tù với các bạn cùng cảnh nghộ, nay tứ tán bốn phương trời. Hoặc giả, có người vẫn còn bị giam giữ, hay có người vĩnh viễn gởi thân nơi rừng núi cao nguyên , dưới từng lớp đất đỏ phẳng lì, không bia mộ. Đoạn, anh chép miệng:

-Cũng may tôi không chết. Cho nên chiếc đàn tre mới còn.

-Trong chốn lao tù, chắc anh và người bạn kia đã sửa chữa chiếc đàn này, nhiều đợt?

-Anh Nguyễn Hữu Đức và tôi đã làm rồi lại huỷ, vì âm thanh không hoàn chỉnh. Đến mấy lượt mới tạm gọi là dùng được. Mãi đến khi tôi đến trại Palawan, ở Phi Luật Tân, tôi mới làm được chiếc đàn tre vừa ý. Bởi, tre của Phi có phần tốt hơn tre ở Pleiku, và cũng thật nhiều vô số kể. Mặc sức mà đốn tre để chọn lựa. Cuối năm 1982, khi sang Úc, đầu tiên tôi ở Sydney, tôi đã sửa cầu trục lại cho tốt hơn và cũng từng đem chiếc đàn tre này trình diễn cho đồng bào được chứng kiến và thưởng thức.

-Nhạc sĩ Phạm Duy và Julie Quang có qua đây, anh có đưa cho nhạc sĩ Phạm Duy và cô Julie xem chiếc đàn tre của anh không?

-Dạ có. Tôi có mời nhạc sĩ Phạm Duy đến nhà và có đàn cho nhạc sĩ lão thành Phạm Duy nghe nữa. Phạm Duy khuyên tôi nên phát triển cây đàn theo chiều hướng Âm giai ngũ cung để dễ diễn tấu những bản nhạc dân gian Việt Nam.

Giáo sư Trần Thế Lý chen vào hỏi:

-Bây giờ anh Tâm hãy kể rành rọt sự việc anh đã sáng tạo ra chiếc đàn tre như thế nào cho anh chị Nguyễn Ang Ca nghe. Rồi, anh phải đàn vài bản cho anh chị Ca thưởng thức chứ. Có phải thế là đúng không, thưa anh chị?

Anh Tâm rót mời chúng tôi cạn tách trà nóng, rồi anh thong thả kể:

“Chiếc đàn này,ngày nay “được xuất ngoại” sang Úc, là công khó cả ở anh Nguyễn Hữu Đức. Là một sĩ quan trẻ từng phục vụ ở miền đất đỏ Pleiku, Đức là người rất thông thạo nhạc lý, âm giai. Biểu độ dây của anh Đức, chỉ khác hơn của tôi chút ít. Nhưng anh Đức được may mắn hơn tôi là khi đưa ra sáng kiến về chiếc đàn tre, vào cuối năm 1976, anh Nguyễn Hữu Đức được trả tự do vì lý do sức khoẻ. Đến bây giờ, đã trải qua nhiều năm, tôi chưa nhận được tin tức của anh Đức. Không biết anh ấy có vượt thoát được ra khỏi chế độ Cộng Sản tham tàn hay vẫn còn kẹt lại ở địa ngục trần gian: Việt Nam?

Tôi phải ngậm ngùi bỏ lại chiếc đàn tre đã làm ở trại Thanh Bình, khi tôi bị chuyển về trại mới. Cứ mỗi lần đến trại mới là tôi cố gắng đem về khúc tre hầu biến chế ra chiếc đàn tre. Bởi thế cho nên, những bạn nào từng ở tù chung với tôi ở các trại 3, tổng trại 4 ở An Trường, tỉnh Bình Định hoặc trại 51, tổng trại 5 ở Củng Sơn vào năm 1978-79 hay trại A30 ở Tuy Hoà (Phú Yên) từ năm 78 đến năm 81 đều biết rõ lịch sử chiếc đàn tre của tôi.

Lẽ tất nhiên, khi vượt biên, tôi đâu có thể ôm kè kè chiếc đàn tre đi theo cho được. Cũng may cho tôi, là tôi được đưa về Phi Luật Tân, xứ có nhiều tre. Tại đây, tôi đã làm lại chiếc đàn tre và đã có dịp trình bày, phát thanh cho đồng bào ở trại tỵ nạn Palawan nghe. Vào tháng 7 năm 1982, tôi cũng có đàn chiếc đàn tre cho các đại diện của Phủ Cao Uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc thưởng thức. Khi giã từ Phi Luật Tân đến Úc, tôi có mang chiếc đàn mà tôi làm ở Phi sang.

Vì chiếc đàn tre mà tôi đã bị Việt Cộng tra tấn và nhốt vào nhà cùm tại trại A30 (Tuy Hoà).

Nhớ lại vào ngày Tết Độc Lập của Cộng Sản, tức ngày Quốc Khánh của Nguỵ quyền Hà Nội là ngày 2 tháng 9 năm 1979, tên chỉ huy trưởng trại tù A30 ở Tuy Hoà, Phú Yên ra lịnh là tất cả tù nhân nào có năng khiếu nghệ thuật, đều được miễn lao động. Bù lại, những anh em đó phải biến chế ra các mỹ nghệ phẩm từ các cây, gỗ ở rừng hầu triển lãm cho quan khách xem. Chúng tôi biết là năm đó, có cả phái đoàn quan khách người nước ngoài đến tham quan nữa. Giới lãnh đạo nguỵ quyền Cộng Sản có mục đích phô trương các tay nghề của cải tạo viên để quảng cáo là đa số đều học tập tốt, lao động tốt, cùng thi đua sáng kiến, sở năng để phục vụ cho Đảng và Nhà Nước Cộng Sản bất cứ trong hoàn cảnh nào.

Các tên quản giáo đã buộc tôi phải đem chiếc đàn tre đã làm sẵn (không có nghỉ lao động) ra biểu diễn ở đêm văn nghệ liên hoan trước 4.500 tù nhân và phải đem chiếc đàn tre ra triển lãm, thi đua với các mỹ phẩm của các bạn tù khác.

Điều bất ngờ nhất là khi chấm giải, chiếc ‘đàn tre’ của tôi đã làm một cách hết sức thô sơ, lại được chấm hạng nhất. Phái đoàn Sô Viết từ Moscow (Cộng sản đọc là Mát-xcơ-va) đến đã xem và bảo tôi đàn cho nghe thử.

Sau phái đoàn Nga, đến phái đoàn ca kịch Dương Vân Nga (chắc quý vị còn nhớ vì vở hát “Thái Hậu Dương Vân Nga” mà nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Nga đã bị ám sát chết một cách tức tưởi cùng chồng là Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin: Luật sư Phạm Đăng Lân). Riêng nữ nghệ sĩ tài hoa của Hà Nội là Tường Vi sau khi nghe qua âm thanh của chiếc đàn, đã hết lời khen ngợi, mặc dù lúc đó ít ai dám công khai bày tỏ cảm tưởng với một tù nhân gốc “nguỵ”.

Có lẻ do lời phê bình của đoàn nghệ sĩ Dương Vân Nga và nữ nghệ sĩ Tường Vi, nên tên Trung tá Cộng sản Hạnh mới ra lịnh cho tôi phải tham gia vào Ban Văn nghệ, đi lưu diễn ở các tỉnh. Trưởng ty Công an tỉnh Phú Khánh, lúc đó là Đại cũng dỗ ngọt tôi, ráng tích cực tập luyện để được dự cuộc thi đua toàn quốc. Y chắc chắn rằng, khi nghe tôi đàn chiếc ‘đàn tre’, danh dự sẽ chắc về chung cho cả tỉnh: Đoạt huy chương vàng.

Lần đầu, tôi viện lẽ đang bịnh. Lần sau, tôi cũng tìm cách thoái thác. Chúng tới, đến 5, 6 lần. Nhưng, tôi nhất định phải từ chối, dù biết rằng nếu tham gia đội văn nghệ tôi được ăn uống đầy đủ hơn, khỏi phải bị cưỡng bức lao động đến bở hơi tai, mòn cả sức. Chắc chắn là bọn Cộng Sản tìm đủ cách đổ trút lên đầu tôi tất cả sự thù hận, nhưng bên tai tôi lại văng vẳng như có tiếng nói của lương tri, của hương hồn những bạn đồng ngũ của tôi, bạn tù chung cảnh ngộ với tôi, từng gục ngã: “Tâm ơi, mày không thể hèn nhát, chịu khuất phục kẻ thù biến ra là một con cờ trong công tác tuyên truyền cho kẻ thù sát nhân cướp bóc.”

Lòng dặn lòng, phải giữ vững tinh thần trước ngọn đòn thù sắp tới. Quả nhiên, bọn quản giáo Cộng sản gán cho tôi tội “chống đối cách mạng” nên tống tôi vào nhà cùm. Sau đó, Cộng sản còn truy tôi ra thêm cái tội “dám chơi nhạc nguỵ” trong nhà tù, nên đã hành hạ, sỉ vả, bỏ đói tôi.

Tôi là người Công giáo. Tôi có giấu đút được sách lễ, Thánh Kinh nên ở một chiều Chúa nhật nhằm mùa Giáng Sinh, khi nghỉ lao động, tôi đã đàn nhạc Giáng Sinh không lời cho anh em cùng nghe. Khi 4 tên công an áo vàng Cộng sản cùng 3 tên trật tự viên xông vào bắt tôi, thái độ của chúng cực kỳ hung hãn, nhưng nhờ chiếc đàn tre từng được giải hạng nhất, tức có thành tích, nên chúng không đập phá, chỉ tịch thu tất cả sách đạo, và Thánh Kinh của chúng tôi. Nhiều anh em đã phải phát khóc, vì những sách đạo đó, chẳng khác nào điểm tựa tinh thần mà anh em chúng tôi đã âm thầm cất giữ từ nhiều năm tháng, đã theo chúng tôi ở qua nhiều lần đổi trại…”

Trước khi dạo đàn cho chúng tôi nghe, anh Nguyễn Minh Tâm đọc lại bài giới thiệu của đài phát thanh 4EB của Tiểu Bang Queensland, trong buổi phát thanh giới thiệu chiếc ‘đàn tre’ của Nguyễn Minh Tâm với đồng bào ở thủ phủ Brisbane.

Điểm độc đáo của cây đàn, là: đàn được làm bằng tre, thứ tre ngày xưa Vua Phù Đổng dùng để đuổi giặc Ân, thứ tre bao quanh làng xã Việt Nam, đã cùng với người Việt Nam chống giặc ngoại xâm, chống lại đồng hoá, thứ tre đã làm tròn đạo quốc phòng, trong suốt quá trình dài của 4 ngàn năm lịch sử, của dân tộc. Tre Việt Nam đã được phổ cập trong đời sống của người dân Việt Nam. Và bây giờ, nó được dùng để thực hiện một khía cạnh nhỏ của văn hoá Việt Nam, một khiá cạnh sinh hoạt tâm linh của dân tộc Việt.

Khi âm thanh từ tiếng đàn tre của nghệ sĩ Nguyễn Minh Tâm phát ra, nghe lạ lùng một cách thích thú: một phần hao hao giống tiếng piano, một phần giống đàn tranh, cũng có phần giốn đàn Harp … Nếu ta nhìn thấy cây đàn trước mắt, khó nghĩ ra là cây đàn có thể phát ra âm thanh như thế. Hoặc ngược lại, ta chỉ nghe âm thanh mà thôi, có lẽ khó tưởng tượng nó phát ra từ một nhạc cụ hết sức đơn sơ như thế. Cây đàn tre còn dạt dào tình cảm, pha trộn hoà lẫn chẳng khác nào khi chúng ta vừa nghe tiếng đàn tranh của Bảy Bá vừa tiếng độc huyền cầm của Chí Tâm. Dư âm rất ngọt, tiếng tơ đồng như bắt người nghe phải nhớ lại những gì mà tâm tư bị cuộc sống lấn áp, nên đã xếp xó, tạm quên… nay có cơ hội bừng sống lại trong lòng, khiến tim mình như bị bàn tay phũ phàng, bóp nghẹt.

Nhìn anh Tâm, dưới vầng trán cao gần như hói, tôi thấy có những làn gân nhỏ. Nhạc sĩ đang để hết tâm hồn vào âm thanh, như muốn mượn âm thanh nói hộ mình bao nhiêu điều đáng nói, phải nói. Phải chăng Tâm là người vì khao khát âm thanh, mượn âm thanh thay lời đổi trao cùng nhân thế, nên anh mới hì hục sáng tạo ra âm thanh giữa vòng lao lý, rất nghèo về âm thanh và mầu sắc? Nhà văn, nhà báo mượn lời văn để diễn tả ra tâm hồn, thì Nguyễn Minh Tâm cũng như bất cứ nhạc sĩ nào trên thế giới, đều đã sử dụng âm nhạc làm ngôn từ. Một thứ ngôn ngữ đặc dị, đặc thù. Một thứ ngôn ngữ chẳng khác nào loại kịch câm, nhưng lại diễn tả tình cảm một cách sâu đậm, tế nhị nhất, vì diễn tả… tình cảm một cách trọn vẹn: khổ đau, chán nản, tuyệt vọng, ê chề, phẫn uất và quật khởi.

Tôi nhìn lại những ngón tay của Tâm. Tâm đang nhấn mạnh từng đường tơ. Ngón tay chắc đã bị chai lì vì đã trải qua hơn 2 ngàn ngày lao động rồi, còn gì nữa! Những ngón tay đó chắc đã nhiều lần thay lưỡi cày, lưỡi cuốc và bao lần bị thương trong việc xâm, xắn từng mảnh đất để tìm mìn, bom? Khó đoán tuổi của Tâm quá! Có lẽ, Tâm độ 37, 38 tuổi. Mà cũng có thể anh trên 42, 43. Khi con người đã bị nhiều thử thách, trải qua kiếp tù có đến 8 phần chết, 2 phần sống mong manh thôi, lẽ tự nhiên phải già trước tuổi. Tự nhiên, tôi nhìn Tâm bằng đôi mắt cảm phục và ngưỡng mộ. Bởi, trong cảnh cùng cực, sinh mạng con người thua thú vật, có lắm nhà trí thức bằng cấp cao, nhiều sĩ quan huy chương đỏ ngực, lon lá lớn, lại vì yếu tinh thần, vì nhẹ bóng vía, đã… cam tâm đầu hàng, khuất phục kẻ thù, bằng cách đã chịu làm …”ăng-ten” cho chúng, kẻ vạch chúng bạn, điềm chỉ không công cho nguỵ quyền Cộng sản thì…Tâm đã tự tạo cho anh một điểm tựa: Khi sáng tạo ra chiếc đàn tre, Tâm đã giải toả được phần nào nỗi uất hờn của kiếp tội tù không ngày mai, khi có thật nhiều bạn bè mình phải chết, chết với nhiều hình thức.

Và, cũng nhờ chiếc đàn tre, Tâm đã chứng tỏ cho kẻ thù, chúng biết rằng: Người sĩ quan cấp uý Việt Nam Cộng Hoà tuy tuổi còn trẻ, không thâm niên quân vụ, nhưng nếu so sánh tinh thần bất khuất, việc sáng tạo, thì … há để chịu thua bất cứ sĩ quan nào khác, ngay cả với các sĩ quan Cộng sản, hay sao?

Đề nghị với các Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà khắp nơi: Ở các ngày đại hội, họp bàn, hay lễ quân lực 19-6, chúng ta phải làm sao mời anh Nguyễn Minh Tâm góp mặt trong chương trình văn nghệ của Quý Hội. Với chiếc đàn tre của Nguyễn Minh Tâm, khi nghe anh sử dụng, nếu được thêm lời thuyết trình của các xướng ngôn viên, chắc chắn rằng quan khách ngoại quốc vô cùng khâm phục tinh thần, ý chí của quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, bất cứ ở đâu, và trong hoàn cảnh nào.

Chúng ta cũng có dịp giới thiệu cùng người Việt Nam chúng ta một tài năng, một thanh niên có tinh thần quật khởi và can đảm: Nguyễn Minh Tâm.” (Nguyễn Ang Ca – Một tài năng gương mẫu của Úc Châu: Nguyễn Minh Tâm với chiếc đàn tre đặc sắc, báo Việt Luận 31-5-1985, tr.40)

Thế đó, chuyện xảy ra hồi đầu thập niên ’80, khi tác giả cây “đàn tre” mới chân ướt chân ráo, đặt đến bến bờ Úc Châu. Từ đó đến nay, nghệ phẩm “đàn tre” vẫn toạ lạc nơi hành lang nghệ thuật, ở thủ đô của nước Úc. Và các chuyên gia quản thủ nghệ phẩm, vẫn tiếp tục điều nghiên và bảo trì thành phẩm hiếm quý này, để nó không bị mai một cả về hình tượng lẫn âm thanh. Một trong các chuyên gia có trọng trách/chức năng, cô Jennifer Wilson thuộc Viện Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc, đã có giòng chảy giới thiệu nghệ phẩm của Nguyễn Minh Tâm, qua bài viết trên mạng NMA Canberra, như sau:

“Đàn tre, Câu truyện âm nhạc di dân: cuộc Hội ngộ của truyền thống Âu-Á

Nghệ phẩm đàn tre là một khí cụ âm nhạc bằng tre, sản phẩm thủ công do anh Nguyễn Minh Tâm, một di dân tị nạn người Việt ở Úc, sáng tạo.

Gợi hứng từ các truyền thống âm nhạc Châu Âu và Châu Á, nghệ phẩm đàn tre được anh Minh Tâm chế tạo từ hồi anh còn tạm dung ở trại tị nạn Phi Luật Tân, sau ngày anh vượt thoát, rời Việt Nam.

Cây Đàn tre đã theo anh trong hành trình đặt chân đến Úc, năm 1982.

Nhìn về thể chất, cây đàn này cao không đầy một mét. Nó gồm 23 giây dính liền trên ống tre già, mà đầu ngọn của khúc tre được tiếp nối với thùng cộng hưởng bằng kim loại khi trước dùng để đựng dầu ô-liu, nay được sử dụng như chân đế, gây âm hưởng.

Quản thủ Viện Bảo Tàng Nghệ Phẩm là cô Jennifer Wilson đã có dịp phác hoạ phương cách mà nhạc cụ này ôm trọn trong lòng, để nói lên một truyện kể đầy những cảm xúc về một hội ngộ lạ kỳ, giữa các truyền thống. Và, về một cuộc sống có đổi thay, sau ngày cuộc chiến chấm dứt.

Âm thanh của Câu Truyện Âm Nhạc độc đáo này, được thu gọn vào băng diã để ở hành lang Huynh đệ toạ lạc trong Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc, ngày 8 tháng Tám năm 2007.

Mới đây, vào độ tháng 5/2008, trong chuyến gặp mặt hi hữu với người bạn mới quen ở Canberra thuộc Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Nhạc Cụ ở Úc, anh Minh Tâm đã có dịp hàn huyên gặp gỡ người viết nhạc lão thành, đồng thời là nhà sản xuất nhạc cụ người Úc, Pat Sephton, ở trên đó. Hai tác giả, trò chuyện rất tâm đắc về kinh nghiệm sáng chế ra các nhạc cụ, ở Úc. Về lại Sydney, anh Minh Tâm nhận được một bài viết xuất hiện trên tờ JAAMIM, nội san xuất bản từng kỳ của Hiệp Hội, trong đó có bài viết của Pat Sephton với tiêu đề: “Nguyễn Minh Tâm và cây “Đàn Tre”, như sau:

“Thông thường, chúng tôi ít có khi nào đậm ghi chi tiết về quá trình bản thân hoặc lý lịch của thành viên mới/cũ trong Hiệp Hội các Nhà Sản Xuất Nhạc Cụ, tại Úc. Nhưng, trường hợp anh Nguyễn Minh Tâm đây là một ngoại lệ.

Trong chiều dài lịch sử chiến tranh Việt Nam, Nguyễn Minh Tâm là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mãi đến khi anh bị đội quân thù địch bắt giữ, nhốt trong trại ‘xà-lim’, chỉ một vài tuần trước ngày Sàigòn sụp đổ. Tại đây, anh đã trải qua những năm tháng giữa đời, sống trong hoàn cảnh khắc khổ của trại tù tàn bạo, như một người tù khổ sai, trong rừng già. Ở nơi đây, người tù khổ sai chỉ biết có lao động và lao động. Suốt ngày vào rừng già chặt tre, đốn gỗ góp nhặt cho dân quân cán bộ miền Bắc xây nhà trại, trú ngụ.

Thời đó, các trại viên chẳng bao giờ đủ thức ăn, để sống còn. Nên, một số đồng sự của anh đã phải bỏ mạng tại bìa trại như một chứng tích của chế độ hà khắc, bức tử. Một trong những phương cách giúp anh Nguyễn Minh Tâm có thể sống sót sau nhiều năm dài cực khổ, là tình yêu âm nhạc của anh. Anh yêu cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại quốc, rất Phương Tây.

Sau một thời gian dài tàn tạ, anh đã vươn mình, tự vực dậy để sống sót. Anh cũng tự nhen nhúm, dấy lên trong đầu cái ý định hiếm có, là: chế tạo một dụng cụ âm nhạc, ít người biết. Anh đã bỏ ra một thời gian khá dài để điều nghiên, sáng tạo. Chí ít, là tìm cho được từ núi rừng trùng điệp miền cao, các chất liệu giản đơn, dễ tìm, hầu thực hiện công trình tuyệt tác, rất hiếm.

Trong gian nan lao động giữa rừng già chốn đồi cao, Nguyễn Minh Tâm đã tìm cách mang về nhà trại, khúc tre già một thước, để làm thử. Và, anh phải giấu nó thật kín sau lán trại. Nguyễn Minh Tâm cứ hì hục khoan đục nhiều lỗ trên khúc tre đẵn, dài một thước. Cài thêm vào đó, là những đinh móc đặt ở trên, làm cầu bắc ống tre, lên giây đàn. Về cộng hưởng, anh có sáng kiến sử dụng chiếc thùng thiếc 20 lít, đựng dầu ăn do Trung Quốc sản xuất, vẫn cung cấp cho binh đội Miền Bắc Việt Nam, như một viện trợ. Phần giây đàn, Nguyễn Minh Tâm đã nghĩ đến việc sử dụng dây cáp điện thoại mầu đen của quân đội Hoa Kỳ bỏ lại: bên trong có 7 sợi dây: 3 sợi cứng và 4 sợi mềm. Nguyễn Minh T6am đã dùng 3 sợi cứng làm dây đàn cho tất cả hệ thống 23 dây của cây đàn tre của anh..

Ngày “N” đến, chính là lúc tác giả gấp rút kiện toàn phần thiết kế. Nay hồi tưởng, tác giả nhớ lại những thanh âm xuất phát từ thùng cộng hưởng, mang dáng dấp âm hưởng lưng chừng giữa chiếc dương cầm, cây tam thập lụcđàn hạc của Phương Tây.

Ba năm sau, anh phải di chuyển hết nhà tù này đến trại tập trung, khác. Nơi nào, người tù khổ sai như anh, cũng bị nhồi nhét trong đầu những tư tưởng lạc lõng mà người quản trại có thói quen gọi nó bằng danh từ “cải tạo”. Theo anh, muốn tiêu hoá những điều được nhồi nhét, anh phải được thay tim ghép não, mới có thể thấm nhuần các tư tưởng tuyên truyền lạc lõng, mà các người quản tù thời ấy vẫn gọi là “cải tạo”, mới được.

Nguyễn Minh Tâm mãn hạn tù vào năm 1981. Ít lâu sau, anh vượt thoát bằng thuyền băng qua biển Đông và cặp bến bờ Phi Luật Tân, đầy phép lạ. Anh đặt chân lên trại tỵ nạn, sống ở đây 17 tháng, trước khi định cư chính thức, tại Úc. Trong hành trình sống tại trại, anh đã tái tạo sao bản đàn tre anh làm từ hồi còn sống ở Palawan, Phi Luật Tân.

Từ ngày đến Úc, Nguyễn Minh Tâm đã có dịp trình diễn âm nhạc bằng đàn tre anh làm, trên truyền hình và các đài phát thanh nơi anh cư ngụ. Nhưng, hồi tưởng sống động tạo âm vang sầu thảm và thấm thiá nhất, vẫn là: những buổi hoà nhạc/dạo đàn anh từng cống hiến cho anh em đồng cảnh, cũng như cai tù. Cả vào lúc, anh buộc lòng phải trình diễn cho mọi người, bạn cũng như thù, theo lệnh của tay trưởng trại, trước một cử toạ đông đến cả ngàn người.

Kể từ đó, sản phẩm Đàn Tre được hiến tặng như báu vật hiếm quý cho Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Canberra, Úc. Nghệ phẩm này, sẽ được triển lãm cho công chúng xem, vào cuối 2008.

Chúng ta hân hạnh mừng đón Nguyễn Minh Tâm, nay gia nhập Hội của chúng ta.

Hỡi Nguyễn Minh Tâm, chúng tôi hân hoan chào mừng Anh, người anh mới đến.”

(Pat Sephton, JAAMIM Journal of the Australian Association of Musical Instrument Makers Inc., Vol. XXVII No 2 June 2008, p. 28)


Read Transcript

Listen Audio MP3

View Youtube Video 1984

Được biết, vào hạ tuần tháng Giêng 2009, Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc sẽ trưng bầy nghệ-phẩm của Nguyễn Minh Tâm để công chúng được thưởng lãm, trong suốt 10 năm sắp tới, kể từ ngày 29 tháng Giêng năm 2009, có đính kèm phần âm thanh thu vào dĩa.

Thật ra, từ ngày cây đàn được biếu tặng cho Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc năm 1990, đã có những cuộc triển lãm ngắn hạn như sau:

-Năm 1990: Trưng bày triển lãm tại Viện Quốc Gia Bảo Tồn Nghệ Thuật Úc;

-Năm 1992: Trưng bày triển lãm tại Tối Cao Pháp Viện ở Canberra

-Năm 1992: Trưng bày triển lãm tại Bảo tàng Địa Phương vùng Fairfield, NSW.

Phóng viên nội san Duc In Altum và trang nhà “GiaĐìnhAnPhong” hẹn sẽ tháp tùng người anh em nghệ-nhân Nguyễn Minh Tâm, vào ngày ấy. Và xin hẹn, sẽ có bài tường thuật với bà con, nhân dịp này.

An Phong Maria Trần Ngọc Tá,

Thành viên Gia Đình An Phong, ở Sydney.