Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Australia's duty to help refugees

Australia's duty to help refugees
AUSTRALIA should honour its obligations under the Refugee Convention to people seeking asylum in Australia, says Anton Nguyen of Billen Cliffs.
Vietnamese refugee Anton Nguyen with his family, Abby, Tjala, 4, Stella, 5, all of Larnook.

AUSTRALIA should honour its obligations under the Refugee Convention to people seeking asylum in Australia, says Anton Nguyen of Billen Cliffs.
He welcomed this week’s High Court ruling that the Federal Government’s asylum seeker swap deal with Malaysia was illegal.
The plan would also have included sending unaccompanied children to Malaysia.
Mr Nguyen was just nine years old when he set out to sea in a“tiny” fishing boat with his father, Minh Tam Nguyen, and 26 other people, bound for “anywhere but Vietnam”.
Many Australians could not comprehend what it was like to come from a country where there were no human rights or protections, he said.
“All people want is to be in a situation where they can make the best possible choices for their families.”
Mr Nguyen’s father had fought on the same side as Australia against the Viet Cong during the Vietnam War, after which he was imprisoned in a “re-education camp” for six years.
Upon his release he took his eldest child, Anton Nguyen, and fled.
At sea they drifted for 10 days and 10 nights.
With little food and water, and in stormy conditions, the boat nearly sank twice.
The captain became lost and eventually they drifted to Zambales, a small island off the Philippines mainland.
They spent the next 18 months in Palawan Island, a Philipino refugee camp housing as many as 10,000 other refugees.
Occupants of the camp were required to build their own shelters with material cut from the forest, the toilets were an open pit and to get what little drinking water was available, Mr Nguyen had to stand in line for up to eight hours each day.
“Fish left-overs were brought in for us to eat once a day,” Mr Nguyen said.
Mr Nguyen said he may not have survived the camp had he been unaccompanied.
“There are people in these camps from war-torn countries. There is daily and constant violence,” he said.
“I wouldn’t have known how to look after myself. Children are vulnerable and they need to be looked after.
"It is not acceptable on one hand to say through the Refugee Convention that we will look after people, and then on the other to out-source obligations just because it does not suit the current political agenda.”
You can learn more about Mr Nguyen’s father’s story by visiting the national archive website: http://www.nma.gov.au/audio/detail/the-dan-tre-a-musical-migration-story.





Nước Úc có trách nhiệm phải giúp dân tị nạn 


Antôn Nguyễn Minh Tuấn, một cư dân sống tại Billen Cliffs có nói với chúng tôi rằng: “Nước Úc nên coi trọng Qui Ước Người Tị Nạn để giúp những ai đang tìm cách đến Úc lánh nạn.”


Antôn Nguyễn cũng hân hoan chào đón phán quyết của Tối Cao Pháp VIện Úc tuần rồi quyết định là việc Chính quyền Liên bang Úc tìm cách thương thuyết đổi chác người tị nạn với Mã Lai là một việc mang tính cách bất hợp pháp.


Ông Nguyễn Minh Tuấn, ngay từ độ tuổi lên 9, đã cùng với thân phụ mình là ông Nguyễn Minh Tâm, một sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hoà và 26 thuyền nhân khác đã lên một chiếc thuyền “nhỏ bé” ra đi trực chỉ “bất cứ nước nào” không phải là Việt Nam.


Ông Nguyễn cũng nói: “Nhiều người Úc lúc ấy chẳng thể nào hiểu được chuyện di dân tị nạn có thể đến Úc từ một xứ sở không có được chút nhân quyền tối thiểu nào hoặc chẳng một ai bảo vệ được cho mình hết.”


“Mọi người đều ao ước sống cuộc đời trong đó họ có thể chọn lựa những gì kh3 dĩ thực hiện được cho ghia đình họ.”





Thân phụ ông Nguyễn Minh Tuấn từng kề vai sát cánh với quân đội Úc đã chiến đấu dũng cảm chống lại Việt Cộng trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam, để rồi sau đó ông bị những người này bắt giam suốt 6 năm trời ròng rã tại các nhà tù mà họ gọi là “trại học tập cải tạo”.


Kịp đến khi được trao trả tự do, ông đã đem người con trai trưởng của mình là Antôn Nguyễn xuống thuyền mà chạy trốn. 


Hai cha con từng trải kinh nghiệm lênh đênh ngoài biển cả những 10 ngày 10 đêm, rất khốn khổ.


Với một chút thực phẩm và một ít nước để uống, chiếc thuyền nan ọp ẹp phải chịu đựng biết bao cơn phong ba bão táp đến suýt đắm, những hai lần. Người lái thuyền lúc ấy bị lạc hướng nên cuối cùng con thuyền trôi dạt vào bờ hòn đảo nhỏ là Zambales thuộc miền cận duyên nuớc Phi Luật Tân. 


Sau đó, cả đoàn người vượt biển đành phải tá túc chịu trận suốt 18 tháng trời ở Palawan, một hải đảo cũng không lớn, nơi nương tựa cho số người đông đến 10 ngàn tị nạn.        


Những người sống ở trậi tạm cư khi ấy buộc phải dùng các vật liệu lượm lặt từ rừng sâu trên đảo hầu biến chúng thành những lán trại mà sống qua ngày đoạn tháng. Vấn đề vệ sinh cá nhân ở đây thật bức bách. Nhà chỉ là những hố xí lộ thiên, bẩn thỉu. Cuộc sống người tị nạn đa đoan đến độ muốn có nước uống để sống còn, cha con ông Nguyễn phải xếp hàng chầu chực mỗi ngày gần 10 tiếng.


Antôn Minh Tuấn còn thổ lộ: “Mỗi ngày, chúng tôi chỉ được ăn có một lần, toàn những cá mắm còn sót từ những ngày trước, cho đỡ đói.” 


Tôi nghĩ, mình sẽ chẳng tài nào sống sót được ở trại, nếu không có người cùng đi. Tại các trại tiếp cư như thế, vẫn có nhiều người đến từ các nước bị chiến tranh tàn phá. Mỗi ngày đều có nhiều vụ bạo động xảy đến rất liên hồi. Bản thân tôi lúc ấy, cũng chẳng biết cách tự lo cho chính mình. Bởi lẽ, mọi trẻ ở trong trại đều là những đứa trẻ dễ bị tổn thương. Chúng cần được chăm sóc nhiều hơn nữa. Không thể chấp nhận được: một đằng thì nói rằng, qua Qui Ước Người Tị Nạn, họ sẽ chăm sóc cho mọi người, đằng khác lại bác bỏ mọi ràng buộc do Qui Ước mang đến, chỉ vì Qui Ước nay không còn phù hợp với nghị trình chính trị hiện tại.


Quí độc giả có thể tìm hiểu thêm chuyện đời tị nạn của thân phụ của Antôn Nguyễn bằng cách ghé trang văn khố quốc gia ở: http://www.nma.gov.au/audio/detail/the-dan-0tre-a-musical-migration-story   


Mai Tá dịch từ bài báo có tựa đề “Australia’s duty to help refugees”


đăng trên Northern Star


Xin mời vào http://www. Northern Star.com.au/story/2001/09/03/australia-duty-to-care-for-refygees/9/5/2011  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét